Top 10 cách thu hút khách hàng tối ưu cho doanh nghiệp 2025

Top 10 cách thu hút khách hàng tối ưu cho doanh nghiệp 2025

Thu hút khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động marketing. Doanh phải thu hút và tiếp cận được khách hàng, thì mới có cơ sở để triển khai các hoạt động tiếp theo. Khách hàng không chỉ là người tiêu thụ sản phẩm, mà còn là tài sản quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

1. Thu hút khách hàng là gì?
Thu hút khách hàng là quá trình tạo ra sự quan tâm và sự hấp dẫn đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp từ phía khách hàng tiềm năng. Mục tiêu của việc thu hút khách hàng là thu hút sự chú ý, tạo dựng lòng tin và cuối cùng là thúc đẩy họ thực hiện hành động mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ.

2. Vai trò quan trọng của thu hút khách hàng
Thu hút khách hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trước hết, việc thu hút khách hàng giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu thông qua việc mở rộng cơ sở khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Khách hàng mới không chỉ mang lại nguồn doanh thu tức thời mà còn có tiềm năng trở thành khách hàng trung thành, tạo ra nguồn thu ổn định và bền vững trong tương lai.

Thêm vào đó, một chiến lược thu hút khách hàng hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín và vị thế trên thị trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thị trường ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt.

Hơn thế nữa, thu hút khách hàng cũng giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc và lắng nghe phản hồi trực tiếp từ người tiêu dùng, từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tăng cường sự hài lòng và gắn kết của khách hàng.

Cuối cùng, nhờ vào việc thu hút khách hàng, doanh nghiệp có thể mở rộng mạng lưới tiếp thị thông qua sự giới thiệu và chia sẻ của khách hàng hài lòng, tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực. Tóm lại, thu hút khách hàng không chỉ là yếu tố quan trọng mà còn là cốt lõi của mọi hoạt động kinh doanh, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Vai trò của thu hút khách hàng
Đọc thêm: CAC là gì? Vai trò và cách tính Customer Acquisition Cost

3. Cách thu hút khách hàng hiệu quả
3.1 Sáng tạo nội dung thu hút 
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn khác nhau, thì việc một doanh nghiệp đem đến những nội dung hữu ích, hấp dẫn và đáng tin cậy sẽ là một trong những chìa khóa quan trọng, tạo nên thành công cho các chiến lược thu hút khách hàng.

Dưới đây là một số thống kê đến từ các doanh nghiệp uy tín trên thế giới để minh chứng cho sức mạnh của nội dung trong việc thu hút khách hàng tiềm năng:

47% người tiêu dùng đọc 3-5 bài viết trước khi quyết định mua sản phẩm/dịch vụ (Hubspot).
content marketing tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cao gấp 3 lần so với quảng cáo truyền thống và tiết kiệm 62% chi phí (Demand Metric).
78% khách hàng ưu tiên thương hiệu có nội dung độc đáo, mới mẻ (Adobe).
95% người mua B2B lựa chọn doanh nghiệp đem đến những nội dung hữu ích và chuyên sâu (Demand Gen Report).
Nội dung không chỉ để thu hút khách hàng mà còn là phương tiện để xây dựng lòng tin, cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng. Nội dung được đánh giá là hiệu quả sẽ mang lại giá trị thực sự, giúp người đọc cảm thấy được lắng nghe và giải quyết được vấn đề, từ đó nâng cao mức độ tương tác với khách hàng.

Để tạo nên một chiến lược nội dung thu hút khách hàng hiệu quả, doanh nghiệp cần phải cân đối giữa yếu tố thu hút, sáng tạo nhưng vẫn gắn liền với doanh nghiệp và giải quyết được vấn đề thực sự của khách hàng.

Ví dụ:

Với 1 thương hiệu cafe, thay vì chỉ đăng bài viết giới thiệu sản phẩm, có thể tạo các video ngắn về hành trình từ cây cà phê đến cốc cà phê trên bàn làm việc của mỗi người, kết hợp với các yếu tố văn hóa, địa phương và truyền tải câu chuyện của doanh nghiệp.

Một số tips nhỏ có thể áp dụng để sáng tạo nội dung thu hút, hiệu quả hơn:

Sử dụng các tiêu đề ngắn gọn nhưng ấn tượng, kích thích tò mò
Sử dụng hình ảnh chất lượng, sinh động và trực quan (Theo báo cáo của BuzzSumo, các bài viết có hình ảnh thường được chia sẻ nhiều hơn 2,3 lần so với bài viết chỉ có văn bản)
Nội dung nên tập trung vào giải pháp thay vì bán hàng một cách lộ liễu
Lồng ghép câu chuyện thương hiệu để đưa khách hàng vào hành trình cảm xúc
Tạo nên những nội dung được cá nhân hóa cao để tạo cảm giác gắn kết hơn với khách hàng
Tận dụng các xu hướng trên mạng xã hội để thu hút khách hàng, nhưng vẫn phải đảm bảo phù hợp với thương hiệu
Sử dụng CTA thu hút để kêu gọi tương tác và chuyển đổi
Đo lường hiệu suất để tối ưu nội dung phù hợp
3.2 Tận dụng đối thủ cạnh tranh
Việc tận dụng đối thủ cạnh tranh để thu hút khách hàng tưởng chừng như một việc “điên rồ” nhưng lại là một cách làm thông minh và hiệu quả.. Thật vậy, hiểu rõ cách đối thủ hoạt động giúp doanh nghiệp tận dụng những điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu để tạo ra giá trị vượt trội, từ đó tạo ra sự khác biệt và thu hút khách hàng hiệu quả hơn.

Cùng phân tích ví dụ đến từ Milo – Ovaltine: Cuộc chiến “nhà vô địch” tại Việt Nam:

Chiến dịch “Nhà vô địch làm từ Milo”

Milo sử dụng hình ảnh các vận động viên trẻ tuổi, gắn sản phẩm với thông điệp “dành cho nhà vô địch”, tập trung vào dinh dưỡng trong thể thao. Điều này tạo dựng hình ảnh mạnh mẽ, phù hợp với các bậc phụ huynh muốn con mình trở nên năng động và khỏe mạnh.

Ovaltine đáp trả với “Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích”

Ovaltine tận dụng thông điệp của Milo để đối đầu một cách trực tiếp. Họ khéo léo xoáy vào áp lực vô hình mà thông điệp “nhà vô địch” của Milo có thể gây ra, thay vào đó nhấn mạnh sự tự do, thoải mái, và niềm vui của trẻ nhỏ khi được là chính mình.

Kết quả: Chiến dịch này của Ovaltine tạo ra sự khác biệt rõ ràng và giúp các bậc phụ huynh muốn con mình hạnh phúc thay vì bị thúc ép phải thành công. Ovaltine đã thu hút được lượng khách hàng tiềm năng đáng kể nhờ chiến dịch marketing sáng tạo và thông minh này.

Qua đó, có thể thấy rằng nghiên cứu đối thủ không chỉ giúp doanh nghiệp phản ứng hiệu quả mà còn là nguồn cảm hứng để sáng tạo ra những chiến dịch xuất sắc. Đây không phải là hoạt động chỉ diễn ra một lần mà là quá trình liên tục để đảm bảo doanh nghiệp luôn thích nghi với thay đổi thị trường và giữ được vị thế dẫn đầu trong việc thu hút khách hàng.

Sử dụng quảng cáo trả phí
3.3 Sử dụng quảng cáo trả phí
Quảng cáo trả phí là một trong những công cụ hiệu quả nhất trong việc thu hút khách hàng nhờ khả năng tiếp cận rộng rãi, nhanh chóng và đúng đối tượng. Với sự phát triển của các nền tảng số như Google Ads, Facebook Ads, và TikTok Ads, quảng cáo trả phí không chỉ giúp nâng cao nhận diện thương hiệu mà còn tạo cơ hội chuyển đổi trực tiếp bằng cách hướng khách hàng tiềm năng đến các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Với quảng cáo trả phí, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thu hút nhóm khách hàng mình mong muốn thông qua độ tuổi, giới tính, địa lý và hành vi, sở thích. Ngoài ra, đây cũng là một trong những hình thức tiếp cận khách hàng tiềm năng có thể thống kê số liệu chi tiết về lượt hiển thị, tỷ lệ chuyển đổi, để doanh nghiệp có thể đo lường và tối ưu theo thời gian thực.

Một số mẹo thu hút khách hàng hiệu quả thông qua chiến dịch quảng cáo:

Trước khi chạy quảng cáo, cần nghiên cứu kỹ khách hàng tiềm năng để thiết lập các tiêu chí nhắm mục tiêu chính xác.
Lựa chọn nền tảng phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp cũng như với đối tượng khách hàng tiềm năng để tối ưu chi phí.
Tạo nội dung quảng cáo hấp dẫn thông qua việc sử dụng hình ảnh, video ngắn hoặc tiêu đề bắt mắt để thu hút sự chú ý trong vài giây đầu tiên. Ngoài ra, hãy thử nghiệm các nội dung khác nhau để xem đâu là mẫu quảng cáo mang lại hiệu quả cao nhất.
Nên chạy trước với một ngân sách nhỏ để kiểm tra hiệu quả và điều chỉnh quảng cáo trước khi chạy với ngân sách lớn hơn.
 Trong suốt thời gian chạy, cần theo dõi các chỉ số như CPC (chi phí trên mỗi lượt nhấp chuột), CPM (chi phí trên mỗi 1.000 lượt hiển thị), và ROAS (lợi nhuận trên chi phí quảng cáo) để tối ưu chi phí.  
 Tận dụng tính năng quảng cáo nhắm lại (remarketing) để thu hút những khách hàng đã từng truy cập website/ fanpage hoặc các khách hàng cũ.
3.4 Booking KOLs, Influencers 
KOLs (Key Opinion Leaders) hay Influencers là một cầu nối hiệu quả giữa thương hiệu với khách hàng trong các chiến dịch marketing. Với khả năng ảnh hưởng lớn, những người này không chỉ giúp thương hiệu nâng cao nhận diện mà còn xây dựng lòng tin, cảm xúc và thúc đẩy hành vi mua hàng.

Theo khảo sát của Nielsen, 92% người tiêu dùng tin tưởng vào các khuyến nghị từ cá nhân hơn là quảng cáo truyền thống.

KOLs là những người có sức ảnh hưởng trong một lĩnh vực cụ thể, họ sở hữu cộng đồng người theo dõi trung thành, tin tưởng vào lời khuyên và ý kiến của họ. Chính điều này giúp thương hiệu tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách tự nhiên và hiệu quả hơn.

Ví dụ:

Chiến dịch quảng bá của Shopee với BLACKPINK không chỉ giúp tăng lượng truy cập vào ứng dụng đáng kể mà còn tạo ra doanh thu vượt mong đợi trong các đợt bán hàng lớn.

Chiến dịch “Đi để trở về” kết hợp giữa Biti’s với Sơn Tùng và Soobin Hoàng Sơn thông qua cá sản phẩm âm nhạc đã làm cho Biti’s trở thành thương hiệu được bàn tán sôi nổi trên truyền thông, và gia tăng doanh số đáng kể cho dòng sản phẩm Bitis Hunter.

Tuy nhiên, để việc sử dụng KOLs trở nên hiệu quả trong việc thu hút khách hàng, doanh nghiệp cần lưu ý:

Xác định mục tiêu cụ thể rõ ràng thông qua các brief, tuy nhiên không nên gò bó quá để mất đi sự sáng tạo và chất riêng của KOLs
Lựa chọn KOLs phù hợp với thương hiệu, ngành nghề
Sử dụng kết hợp trên nhiều kênh khác nhau
Lựa chọn những thời điểm thích hợp để tạo hiệu ứng tốt
Theo dõi và đo lường hiệu quả thường xuyên
KOLs thu hút khách hàng
3.5 Các chương trình ưu đãi
Ưu đãi là một hình thức kích thích tâm lý FOMO (fear of missing out) – nỗi sợ khi bỏ lỡ cơ hội. Các chương trình ưu đãi khiến khách hàng cảm thấy mình nhận được giá trị cao hơn so với số tiền bỏ ra, từ đó kích thích họ nhanh chóng mua hàng.

Theo số liệu nghiên cứu từ RetailMeNot, 80% người tiêu dùng cho biết họ bị thu hút bởi các chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt.

Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các chiến dịch tạo ra chương trình ưu đãi nhằm thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Ví dụ:

Sàn TMĐT nổi tiếng Shopee đã cực kỳ thành công với các chương trình Flash Sale “giờ vàng giá sốc”. Không chỉ giúp tăng doanh thu, điều này còn giúp Shopee thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng với hàng triệu lượt truy cập ứng dụng.

Chương trình ưu đãi “Mua 1 tặng 1” vào các khung giờ thấp điểm cũng giúp Starbucks tăng đáng kể lượng khách đến quán hoặc đặt hàng trong khoảng thời gian đó.

Khi xây dựng các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng hiệu quả, cần lưu ý tạo ra các ưu đãi phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, chương trình nên đi kèm giới hạn thời gian để thúc đẩy khách hàng quyết định nhanh chóng. Trước khi chạy chiến dịch ưu đãi, doanh nghiệp nên truyền thông trên tất cả các kênh của mình, để đảm bảo đối tượng công chúng mục tiêu biết đến chương trình này.

Một số hình thức ưu đãi phổ biến bao gồm: 

Giảm giá trực tiếp 
Quà tặng đi kèm 
Ưu đãi mua 1 tặng 1 hoặc giảm giá khi mua số lượng lớn
Ưu đãi dành riêng cho khách hàng vào các dịp đặc biệt hoặc cho khách hàng VIP 
Mặc dù là một hình thức thu hút khách hàng hiệu quả, các doanh nghiệp cũng không nên quá lạm dụng, vì có thể sẽ ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu. 

3.6 Tổ chức sự kiện
Một sự kiện độc đáo có tiềm năng tạo hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ, thông qua đó doanh nghiệp có thể tăng độ nhận diện và thu hút khách hàng tiềm năng.

Theo Event Marketing Institute, 91% người tham gia sự kiện có xu hướng chia sẻ trải nghiệm trên mạng xã hội, giúp lan tỏa hình ảnh thương hiệu đến nhiều người hơn.

Tùy vào từng thời điểm, mục đích marketing, doanh nghiệp có thể tổ chức các sự kiện, chương trình thu hút khách hàng với quy mô, hình thức khác nhau.

Nội dung trong sự kiện cần phải lên kịch bản kỹ lưỡng, có thể bao gồm các phương án dự phòng. Ngoài ra, để thu hút khách hàng tiềm năng, cần phải tạo ra sự kết nối giữa doanh nghiệp với khách tham dự. Ví dụ: xây dựng các khu vực tương tác, chơi trò chơi hoặc nơi khách hàng có thể trải nghiệm trực tiếp hay tham gia hỏi đáp về sản phẩm, dịch vụ.

3.7 SEO
Khi người dùng tìm kiếm thông tin liên quan về sản phẩm, dịch vụ, SEO giúp đảm bảo bài viết, trang web của doanh nghiệp xuất hiện nổi bật, từ đó thu hút khách hàng truy cập tự nhiên mà không mất chi phí trực tiếp cho quảng cáo. 

Theo thống kê của Hubspot, 75% người dùng không bao giờ nhấp vào trang thứ hai của kết quả tìm kiếm.
Theo Backlinko, website xuất hiện trong top 3 kết quả tìm kiếm sẽ nhận được 54,4% tổng số lượt nhấp chuột.
Chiến lược SEO hiệu quả sẽ giúp trang của doanh nghiệp xuất hiện trong top10 kết quả đầu tiên và gia tăng khả năng thu hút khách hàng.

Để làm tốt SEO, ngoài các yếu tố liên quan về kỹ thuật SEO, cần phải chú ý kết hợp với nội dung hữu ích, nghiên cứu từ khóa phù hợp, đồng thời cải thiện những trải nghiệm của người dùng trên trang của bạn.

Bạn có thể sử dụng các công cụ như SEMrush, Ahref, Google Analytics, Google Search Console,…để nghiên cứu và theo dõi các dữ liệu cần thiết phục vụ cho SEO.

SEO
3.8 Seeding
Seeding không chỉ là một cách giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ mà còn tạo ra sự lan tỏa tự nhiên nhờ cộng đồng mạng, từ đó dẫn dắt, thu hút khách hàng đến gần hơn với thương hiệu.

Ưu điểm của seeding so với các hình thức marketing khác trong việc thu hút khách hàng:

Tạo điểm chạm tự nhiên: Seeding thường diễn ra dưới dạng bài đăng, bình luận, hoặc chia sẻ từ các tài khoản cá nhân hoặc trang cộng đồng. Điều này giúp thông tin tiếp cận khách hàng một cách tự nhiên, không khiến người xem có cảm giác bị ép buộc xem quảng cáo.
Tăng tính thuyết phục: Những đánh giá, câu chuyện hoặc trải nghiệm chân thật từ cá nhân thường dễ gây thiện cảm hơn so với thông điệp mang tính “chính thống” từ doanh nghiệp.
Khơi gợi nhu cầu tiềm ẩn: Bằng cách khéo léo gợi mở vấn đề hoặc giải pháp, seeding có thể giúp khách hàng nhận ra họ có nhu cầu mà trước đó chưa từng nghĩ tới.
Khi được thực hiện một cách có chiến lược, seeding không chỉ giúp thu hút khách hàng mà còn xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ. Đây là một hình thức marketing kết hợp giữa sáng tạo nội dung, hiểu biết insight khách hàng, và tận dụng sức mạnh cộng đồng.

3.9 Email marketing
Email marketing là công cụ mạnh mẽ và linh hoạt, phù hợp với nhiều ngành nghề nếu được triển khai đúng cách. Doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa kênh này để thu hút khách hàng mới và duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại.

Theo Monetate, email marketing có tỷ lệ chuyển đổi trung bình 2,3%, cao hơn so với mạng xã hội (1,0%). Với ưu điểm là không tốn kém nhiều chi phí, có thể tạo ra các chiến dịch cá nhân hóa cao, đồng thời có thể đo lường hiệu quả rõ ràng, email marketing vẫn giữ vị trí là kênh tiếp thị có hiệu suất cao, giúp thu hút khách hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

3.10 Trải nghiệm miễn phí
Trải nghiệm miễn phí giúp khách hàng vượt qua rào cản tâm lý trước khi quyết định xuống tiền mua sản phẩm/ dịch vụ. Thông qua đó, họ được trải nghiệm sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà không phải chịu rủi ro tài chính, từ đó tạo ra sự tò mò và kích thích mua hàng.

Cách thu hút khách hàng này tương đối phổ biến với các doanh nghiệp về spa, thẩm mỹ, giáo dục hoặc các đơn vị cung cấp sản phẩm SaaS.

Theo Harvard Business Review: 54% khách hàng có xu hướng mua sản phẩm sau khi trải nghiệm miễn phí.
Theo Totango: 44% doanh nghiệp sử dụng mô hình freemium nhận thấy khách hàng trả phí thường xuất phát từ nhóm đã trải nghiệm sản phẩm miễn phí trước đó.
Áp dụng cách này Spotify – ứng dụng âm nhạc trực tuyến đã thành công thu hút khách hàng với gói sử dụng miễn phí (có chứa quảng cáo), cho phép người dùng trải nghiệm những tính năng cơ bản trước khi nâng cấp lên gói Premium. Kết quả là, tính đến năm 2023 hơn 45% người dùng miễn phí đã chuyển sang gói trả phí.

Tuy nhiên, để thực sự thu hút khách hàng hiệu quả, gói trải nghiệm miễn phí cần phải được thiết kế và triển khai phù hợp. Dịch vụ miễn phí phải đủ tốt để hấp dẫn khách hàng nhưng vẫn giữ lại những tính năng/ lợi ích cao hơn để thúc đẩy họ chuyển sang trả phí. Ngoài ra, thời gian trải nghiệm miễn phí cũng thường được giới hạn trong 7-30 ngày, tùy vào từng ngành nghề khác nhau.

Ví dụ: 

Netflix cung cấp 30 ngày miễn phí cho người dùng mới trước khi yêu cầu chuyển sang gói trả phí.
Canva bản miễn phí cho phép người dùng sử dụng những tính năng cơ bản, còn các mẫu đẹp hơn, các tính năng chuyên sâu hơn thì cần chuyển sang bản trả phí.
4. Kết luận
Thu hút khách hàng không hề đơn giản, nhưng với các chiến lược đúng đắn và sự linh hoạt trong cách triển khai, doanh nghiệp có thể tạo ra sức hút mạnh mẽ trong lòng công chúng mục tiêu. Việc kết hợp nhiều phương thức khác nhau cũng sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên các chiến dịch marketing thu hút khách hàng tốt hơn. Ngoài ra, việc ứng dụng các công cụ, phần mềm chuyên biệt cũng là bí quyết quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện các chiến lược hiệu quả hơn.

Tạo website miễn phí moma

Bình luận

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

 
Website Miễn Phí - Moma.vn
Public group · 3,674 members
Tham gia nhóm
DẬY THIẾT KẾ SITE GOOGLE, BLOGSPOT, WORDPRESS. , SEO .CHIA SẺ SÁCH CÁC NGÀNH HỌC MIỄN PHÍ CHO CÁC BẠN YÊU THÍCH ĐỌC SÁCH.CHIA SẺ KIẾN THỨC VỀ CNTT
 

Sản phẩm Affiliate hoa hồng cao bán chạy

NHANG ĐÀN HƯƠNG– 95 QUE

NHANG ĐÀN HƯƠNG– 95 QUE

350,000 đ

1124 Lượt mua

TRÀ ĐÀN HƯƠNG 100GRAM

TRÀ ĐÀN HƯƠNG 100GRAM

330,000 đ

3217 Lượt mua

Máy lọc nước KANGEN

Máy lọc nước KANGEN

80,000,000 đ

967 Lượt mua

Sản phẩm test moma markting

Sản phẩm test moma markting

24,800,000 đ

1146 Lượt mua

Mời Kết Một ly cafe

Mời Kết Một ly cafe

25,000,000 đ

7228 Lượt mua

TINH CHẤT BỘT RAU MÁ

TINH CHẤT BỘT RAU MÁ

239,000 đ

988 Lượt mua

Sản phẩm mới

Khách hàng đã tạo website

X

Liên hệ

Tin tức nổi bật

G

HỖ TRỢ